Dismiss Notice
Đừng bỏ lỡ cơ hội thể hiện khả năng bản thân của bạn, GameBot nghĩ Khách có thể quản lý box của diễn đàn đấy, mạnh dạn lên xem nào :) Click ngay để tìm hiểu!

Hack tài nguyên thịt gỗ vàng trong đế chế AOE

Mở tài khoản chứng khoán VPS tại nhà

Các đội tuyển tham dự Chung kết thế giới 2017

Thảo luận trong 'Liên minh huyền thoại - LOL' bắt đầu bởi GameBot, 22/9/17.

  1. GameBot

    GameBot Thượng đế II Vip Member

    ĐỘI / KHU VỰC


    Brazil là một trong những khu vực Wildcard mạnh nhất. Nơi đây là quê nhà của những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất, và cũng là nơi tổ chức Mid-Season Invitational 2017. Các đội Brazil góp mặt ở Chung Kết Thế Giới không ít lần, và chiến thắng của KaBuM trước Alliance năm 2014 vẫn là một trong những khoảnh khắc biểu tượng trong lịch sử CKTG. paiN Gaming đã thắng hai trận ở CKTG 2015 còn INTZ eSports đánh bại EDward Gaming năm 2016. Dù các đội ở Brazil vẫn gặp khó khi đối mặt với những khu vực mạnh hơn, nhưng sự phổ biến của thể thao điện tử không ngừng củng cố cơ sở cho họ và định hình một tương lai tươi sáng.

    [​IMG]
    TCL

    CLS


    Khu vực Nam Mỹ Latinh ban đầu được tạo ra để bắt cặp với Bắc Mỹ Latinh, và cả hai chiến đấu với nhau nhằm giành suất dự các sự kiện quốc tế. Điều đó tạo nên quan hệ kình địch sâu sắc giữa hai khu vực, tương tự như Bắc Mỹ và Châu Âu. Đến năm 2016, cả hai khu vực đã phát triển đến mức tách ra thành hai giải riêng, mỗi nơi lại có một suất ở sự kiện quốc tế. Nam Mỹ Latinh thường xuyên đấu tập với các đội Brazil, và đã xây dựng lối chơi tương tự. Tuổi đời các tuyển thủ còn khá trẻ cũng khiến họ thích giao tranh tổng hơn là một lối chơi vĩ mô trau chuốt.

    [​IMG]
    CBLoL

    EU LCS


    LCS Châu Âu đã có bề dày lịch sử với Chung Kết Thế Giới. Họ là một trong hai khu vực không-phải-Hàn-Quốc đã vô địch giải đấu này, với Fnatic là vị quán quân đầu tiên. Các đội EU LCS đã vào Bán Kết hai lần, và vào Chung Kết tại Mid-Season Invitational năm nay. Sau màn thể hiện không tốt ở Khu Vực Đại Chiến, nhiều người phải đặt câu hỏi về hy vọng thành công của họ lần này. Liệu đó là dấu chỉ cho phong độ tại CKTG, hay đó là lời cảnh tỉnh mà EU LCS đang cần.

    [​IMG]
    CLS

    GPL


    Một trong những khu vực nhỏ thành công nhất, GPL là tập hợp những đội tuyển và nhóm giải trên toàn Đông Nam Á. Khác biệt giữa họ và các khu vực lớn nằm ở chênh lệch trình độ, nhưng sự trỗi dậy của Việt Nam đang dần dần thu hẹp khoảng cách. Không chỉ đánh bại nhiều đội mạnh ở Mid-Season Invitational 2017 và có một suất trong Vòng Bảng CKTG với GIGABYTE Marines, Việt Nam còn có một đội tuyển thứ hai vượt qua được Vòng Loại Khu Vực GPL. Lại một cơ hội nữa để họ chứng tỏ mình là đối thủ đáng chú ý, thay vì chỉ là một đội chiếu dưới như mọi người vẫn nghĩ.

    [​IMG]
    EU LCS

    LCK


    Khu vực thống trị Liên Minh Huyền Thoại đã sản sinh ra bốn trên sáu nhà vô địch thế giới. Nơi đây là đỉnh cao của những đỉnh cao, những người tiên phong trong meta và lối chơi vĩ mô được cả thế giới học hỏi theo. Dù muốn dù không, ai cũng phải thừa nhận rằng rất có khả năng sẽ có ba đội Hàn Quốc ở Bán Kết. Nếu kết quả khác đi thì thật bất ngờ đó.

    [​IMG]
    GPL

    LCL


    Một khu vực còn non trẻ nhưng đã nổi tiếng với huyền thoại Moscow 5 và Gambit Gaming. Họ cũng chính là khu vực nhỏ đầu tiên vượt qua Vong Bảng Chung Kết Thế Giới với Albus NoX Luna năm 2016, vượt qua cả G2 eSports lẫn Counter Logic Gaming.

    [​IMG]
    LCK

    LJL


    LJL đã không ngừng tích tụ sức mạnh suốt những năm qua. Hầu hết các đội và tuyển thủ đều chịu ảnh hưởng của người láng giềng LCK. Những tuyển thủ Hàn Quốc đến thi đấu cũng giúp Nhật Bản nhảy vọt nhờ kinh nghiệm của mình. Điều đó đã được thể hiện tại Khu Vực Đại Chiến, nơi LJL đánh bại cả GPL và OPL. Những tuyển thủ LJL truyền thống tập trung vào lối chơi cổ điển, dù gần đây họ đã du nhập thêm nhiều phong cách và chiến thuật khác nhau, khiến những pha thi đấu trở nên đa dạng hơn nhiều.

    [​IMG]
    LCL

    LLN


    Khu vực Bắc Mỹ Latinh ban đầu được tạo ra để bắt cặp với Nam Mỹ Latinh, và cả hai chiến đấu với nhau nhằm giành suất dự các sự kiện quốc tế. Điều đó tạo nên quan hệ kình địch sâu sắc giữa hai khu vực, tương tự như Bắc Mỹ và Châu Âu. Nhưng Bắc Mỹ Latinh trước giờ chỉ biết đến một nhà vô địch, Lyon Gaming, đội đã chính lần liên tiếp có được danh hiệu cao quý nhất khu vực.

    [​IMG]
    LJL

    LMS


    LMS luôn là chú ngựa ô. Ban đầu là một phần của GPL, họ đã tách ra lập giải riêng để phát triển các tài năng địa phương. Họ đã sản sinh ra một trong hai đội không-phải-Hàn-Quốc từng vô địch Chung Kết Thế Giới, quán quân 2012 Taipei Assassins. Kể từ đó, kết quả trên đấu trường quốc tế của họ luôn ở mức bình thường dưới sự dẫn đầu của ahq e-Sports Club và Flash Wolves. Lần đầu tiên trong lịch sử, khu vực này được đến CKTG với hạt giống số 3, và chắc chắn sẽ tìm cách tận dụng lợi thế hơn người này.

    [​IMG]
    LLN

    LPL


    Khu vực chủ nhà và là khu vực thành công nhất chưa từng vô địch Chung Kết Thế Giới. Các đội Trung Quốc đã vào đến Chung Kết năm 2013 và 2014 nhưng lần này họ sẽ phải làm tốt hơn thế trên mảnh đất quê hương. Họ không quan tâm đến meta hay lối chơi vĩ mô của bạn, họ thích giao tranh, thích những chuỗi năm trận liền, và sống theo lý tưởng rằng một trận đấu chưa kết thúc nếu Nhà Chính chưa nổ. LPL đã lật đổ LCK tại Khu Vực Đại Chiến, nhưng họ không ăn mừng. Tận trong trái tim, mỗi tuyển thủ đều biết thử thách Chung Kết Thế Giới còn chưa tới.

    [​IMG]
    LMS

    NA LCS


    LCS Bắc Mỹ đang có mối quan hệ không tốt đẹp cho lắm với Chung Kết Thế Giới trong mấy năm gần đây. Từ huyền thoại 0-10 ở Vòng Bảng CKTG 2015, đến dự đoán TSM vào tới Bán Kết 2016 để rồi bị thua ngay từ Vòng Bảng. Nhưng chiến thắng áp đảo trước Châu Âu tại Khu Vực Đại Chiến, và những thay đổi lớn lao về cả nhân sự và cấu trúc hạ tầng NA LCS, người hâm mộ lại một lần nữa hy vọng vào kết quả khả quan trong năm nay.

    [​IMG]
    LPL

    OPL


    Với một khu vực thường bị thống trị bởi một đội, sự suy tàn của Chiefs eSports Club đã mở đường cho làn sóng cạnh tranh mới ở Châu Đại Dương. Trong số các đội tranh giành ngôi vương, Dire Wolves đã chứng tỏ mình là con sói đầu đàn khi ẵm trọn hai chức vô địch trong năm 2017, và đại diện cho khu vực tham dự cả Mid-Season Invitational lẫn Chung Kết Thế Giới. Các đội OPL đã tiến rất gần đến chiếc vé CKTG trong quá khứ, nhưng luôn để vuột nó trong gang tấc, và vẫn chưa để lại dấu ấn gì trên trường quốc tế.

    [​IMG]
    NA LCS

    TCL


    TCL không ngừng phát triển qua mỗi mùa giải. Họ là một trong những khu vực nhỏ thành công nhất, thường xuyên góp mặt tại Vòng Đấu Loại mỗi lần IWC. Từng tham dự một lần Chung Kết Thế Giới và hai lần Mid-Season Invitational, người ta không còn lạ gì cảnh những cái tên quen thuộc của LCK, LCS Bắc Mỹ hay LCS Châu Âu đối đầu với một Thổ Nhĩ Kỳ được ủng hộ bởi đám đông hâm mộ cuồng nhiệt. Bên cạnh Brazil, Đông Nam Á và CIS, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vững bước trong Nhóm 2 của Vòng Khởi Động.

    [​IMG]
    OPL

    CBLoL
    Nguồn Garena.vn
     

Chia sẻ trang này