Dismiss Notice
Đừng bỏ lỡ cơ hội thể hiện khả năng bản thân của bạn, GameBot nghĩ Khách có thể quản lý box của diễn đàn đấy, mạnh dạn lên xem nào :) Click ngay để tìm hiểu!

Hack tài nguyên thịt gỗ vàng trong đế chế AOE

Mở tài khoản chứng khoán VPS tại nhà

Cựu CEO Nintendo: “Game trên Smartphone trọng về lượng hơn là về chất”

Thảo luận trong 'Pokemon News' bắt đầu bởi GameBot, 29/8/17.

  1. GameBot

    GameBot Thượng đế II Vip Member

    Đằng sau đó là một câu chuyện, câu chuyện về nỗi trăn trở rằng những đứa con tinh thần của mình sẽ không thể “thành người” trên một mảnh đất đã “bão hòa” và thương mại hóa. Rằng nỗi lo rằng Nintendo sẽ không còn là chính mình nữa khi phát triển game trên di động.

    Thực tế, Nintendo hầu như không có vấn đề gì với chuyện làm game trên điện thoại di động cả. Và vào cái thời mà mảnh đất smartphone còn bị Nintendo bỏ ngỏ thì các nhà phân tích cũng đã luôn đưa ra nhận xét rằng nếu Nintendo “tấn công” mảnh đất này thì sẽ thừa sức gây nên doanh thu cực lớn (đã trở thành hiện thực và được chứng minh với Pokemon GO). Tuy nhiên người không hài lòng với việc đó và dù đã có rất nhiều người gặng hỏi, gợi ý nhưng vẫn một mực nói không suốt một thời gian dài chính là người đứng đầu Nintendo, cựu CEO Satoru Iwata.

    Vậy Satoru Iwata là ai? Vị CEO này có sức nặng đến đâu mà có thể “hãm” lại sức nặng của cả một công ty chỉ bởi định hướng cá nhân của mình như vậy?

    Nói một cách đơn giản, Satoru Iwata là một trong những nhà làm game thành công nhất trên cõi đời này. Khác với nhiều CEO khác, thường thuần túy chỉ là một nhà kinh doanh, Satoru Iwata là một nhà làm game, một game thủ đích thực. Ông nổi tiếng với câu nói:

    [​IMG]

    Đúng như vậy; từ một cậu nhóc thích chơi Pong tới một cậu thanh niên lập nên studio phát triển game với một vài người bạn, và cuối cùng tại tuổi 42, là CEO của một trong 3 hãng game lớn nhất thế giới. Satoru đã cống hiến gần 35 năm cuộc đời mình cho Nintendo, không ai có thể hoài nghi sự tận tâm của ông, cũng như khả năng của ông; người đã mang đến cho Nintendo và thế giới những hệ máy tuyệt vời, sáng tạo nhất như Wii, Nintendo DS, Nintendo 3DS…

    Vậy bắt đầu từ bao giờ, Satoru Iwata bày tỏ sự phản đối việc Nintendo tham gia phát triển game trên điện thoại di dộng?

    Lần đầu tiên là vào năm 2011, trong một lần phỏng vấn trên tờ Nikkei, ông đã nói về việc làm game trên ĐTDĐ như sau:

    [​IMG]


    “Điều này hiển nhiên là không nằm trong sự cân nhắc rồi. Nếu chúng tôi làm việc này, Nintendo sẽ không còn là Nintendo nữa. Có được một đội ngũ phát triển phần cứng (chơi game) trong nhà là một thế mạnh lớn. Và trách nhiệm của nhà quản lí là phải sử dụng những sức mạnh đó. (Phát hành game trên Smartphone) có lẽ là quyết định đúng đắn dựa trên quan điểm rằng ngay vào thời khắc chúng tôi bắt đầu phát hành game trên Smartphone, chúng tôi sẽ làm ra nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, tôi tin rằng trách nhiểm của mình không nằm ở lợi nhuận ngắn hạn mà còn là sức mạnh cạnh tranh trung và dài hạn của Nintendo nữa.”

    Cũng vào năm 2011, trong bài phát biểu tại Hội nghị các nhà Phát triển game, ông lại một lần nữa khẳng định quan điểm đó:

    [​IMG]


    “Chúng tôi làm nên những nền tảng chơi game để thể hiện giá trị cao của các phần mềm game chất lượng cao. Nhưng, có một cách thứ hai, hoàn toàn khác biệt để cân nhắc về giá trị của phần mềm. Đó là mục tiêu của Smartphone và mạng xã hội, và lí do chúng được tạo ra, hoàn toàn không giống của chúng tôi. Những nền tảng đó không được thiết kế ra để duy trì những giá trị cao của phần mềm game — Với chúng, nội dung là thứ được tạo ra bởi người khác. Mục tiêu của chúng chỉ là thu thập càng nhiều phần mềm có thể càng tốt mà thôi, vì số lượng mới là thứ khiến dòng tiền tuôn chảy – giá trị của các phần mềm game không là gì với chúng cả.”

    Qủa thật là như vậy, một chiếc máy chơi game cầm tay (handheld game device) được tạo ra với thiết kế và mục đích hoàn toàn khác một chiếc điện thoại Smartphone. Nếu các máy chơi game cầm tay như Nintendo DS, 3DS… được làm ra với mục đích chính là để chơi game, để duy trì và làm ngôi nhà cho những tựa game chất lượng cao với cách chơi hay, nội dung sâu. Thì những chiếc điện thoại Smartphone được tạo ra với mục đích chính là để liên lạc (qua internet, mạng điện thoại, mạng xã hội…) và giải trí đa nhiệm như chụp hình, xem phim và nho nhỏ trong các tính năng đó là để chơi game.

    Vì lẽ đó, các tựa game trên ĐTDĐ hầu hết đơn giản hơn nhiều, cả về đồ họa lẫn nội dung; tuy nhiên vẫn có khả năng chèn ép đến mức làm các hệ máy chơi game cầm tay phải “khó thở” là vì độ phổ biến, đơn giản và có lẽ quan trọng nhất, tính cạnh tranh về giá cả của các tựa game trên nền tảng Smartphone. Sự cạnh tranh về giá cả, đơn giản và phổ biến đến mức nhiều khi làm người chơi sẵn sàng “bóp chết” nhu cầu có một trải nghiệm sâu sắc về nội dung game đã được CEO Satoru Iwatou đề cập như sau:

    “Một số người nói họ không cần những hệ máy dành riêng cho việc chơi game vì họ có thể chơi hàng đống game miễn phí hoặc giá rẻ chỉ tầm 85 yen (khoảng 17.000 VNĐ). Chúng tôi tin rằng dù Nintendo hay bất kì hệ máy chơi game nào xứng đáng được tồn tại trừ khi mang lại được cho người chơi những niềm vui vô bờ bến, điều mà những tựa game miễn phí hay 85 yên không mang lại được.” – Tháng 3 năm 2013, trong một hội nghị Câu hỏi & Trả lời của nhà đầu tư.

    [​IMG]

    Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là hầu hết các tựa game trên di động đều rẻ tiền và chỉ nhằm tạo số lượng hơn là chất lượng; cũng như không phải các tựa game trên hệ máy chơi game di động cũng có chất lượng vượt trội so với các tựa game trên di động.

    Nhưng xét về việc Satoru Iwata vốn bản thân cũng chính là một game thủ, là nhà phát triển game; xét về ngay cả chính CEO hãng Nintendo, vốn là một hãng nổi tiếng với việc tạo ra những tựa game hay trên tiêu chí thân thiện, dễ chơi và “cho mọi nhà”với những hình tượng nổi tiếng như Zelda, Mario, Pokemon; những tựa game rất đơn giản và gần gũi như Wii Fit, Wii Sport, Nintendogs… Dễ nhận thấy là các tựa game của hãng Nintendo cũng đâu có quá “hardcore”, quá “xa lạ” so với các tựa game trên ĐTDĐ đâu?

    Ấy vậy nhưng việc chính Nintendo cũng phải cực kì dè dặt khi đặt chân lên nền tảng game trên ĐTDĐ. Thì có thể nói chất lượng các tựa game trên di động cũng là một điều đáng để đặt sự hoài nghi. Rằng liệu sự thắng thế của cào bằng giá tiền, sự đơn giản với độ sâu về nội dung, về sự sáng tạo có khiến các tựa game thực sự chất lượng, những trải nghiệm thực sự tuyệt vời có bị chèn ép đến mức mai một mà biến mất hay không?

    [​IMG] Satoru Iwata trong buổi ra mắt chiếc Nintendo 3DS

    Thế nhưng cuối cùng, Satoru Iwatou vẫn không phải là người cực đoan, bắt đầu từ đầu những năm 2014, cựu CEO của Nintendo đã cho thấy dấu hiệu chuyển dời khỏi quan điểm cứng rắn của mình. Theo như báo cáo từ tờ The Wall Street Journal:

    “Ngài Iwata nói rằng Nintendo sẽ “tích cực” sử dụng các thiết bị (điện thoại) thông minh như là cầu nối để khuyến khích mọi người sử dụng các nền tảng chơi game của Nintendo. Nhưng ngắn gọn là lại ông vẫn sẽ không ra mắt những tựa game Nintendo trên các nền tảng khác (chỉ ĐTDĐ).

    Và cho tới năm 2015, không lâu trước khi ông qua đời, Satoru Iwatou đã quyết định “bật đèn xanh” cho những dự án phát triển game cho smartphone của hãng Nintendo:

    “Theo đà mở rộng của các thiết bị thông minh; một cách tự nhiên, chúng tôi cũng đang nghiên cứu xem có thể sử dụng các thiết bị thông minh đó ra sao để phát triển việc kinh doanh game cho người chơi. Nhưng nó không chỉ đơn giản là cho Mario chạy nhảy trên Smartphone đâu”

    Diễn giải thêm về việc này, ông nói:

    “Về cấu trúc, nó cũng giống như thời Nintendo mới được thành lập 125 năm trước khi còn chưa có TV, và rồi bắt đầu phải tích cực lấy được ưu thế của TV như một kênh liên lạc. Và giờ các thiết bị thông minh đã được phát triển (đủ) để trở thành của số cho nhiều người có thể liên kết một cách cá nhân với công động; sẽ là một sự lãng phí nếu không tận dụng các thiết bị khác.”

    Và rồi, Mario đã thực sự được chạy nhảy trên Smartphone với Super Mario Run, game được ra mắt ngày 15/12 năm ngoái 2016. Và trước đó, như chúng ta đã biết, Nintendo đã tạo nên cơn địa chấn Pokemon GO trên làng game thế giới, 1 năm sau tuyên bố bước chân vào thế giới game di động của Satoru Iwata.

    [​IMG]

    Đúng như lời tuyên bố của ông, chỉ vừa mới bước chân vào thế giới game di động thôi, Nintendo đã “thu về nhiều lợi nhuận” rồi.

    Mới chỉ tính đến hết năm 2016, Pokemon GO đã thu về hơn 1 tỷ USD doanh thu, cũng như làm cổ phiếu Nintendo tăng vọt và gián tiếp “đẻ” ra thêm cho Nintendo 8,14 tỷ USD.

    Qủa là “nhiều lợi nhuận” phải không nào?

    Tuy nhiên đó hoàn toàn không phải thứ lợi nhuận chộp giật, không phải thứ trải nghiệm “miễn phí hoặc 85 yên” như Satoru Iwata đã lo ngại. Pokemon GO thực sự là một tuyệt tác về sự tương tác đến tuyệt vời trên Smartphone khi đã tận dụng tuyệt vời thế mạng về liên kết, về độ mở và phổ biến của nền tảng này. Và cho tới nay, Nintendo cũng vẫn luôn rất thận trọng khi phát hành game trên ĐTDĐ.

    Tất nhiên với chúng ta, dường như các thiết bị thông minh như máy tính bảng, Smartphone đã thống trị được nhiều năm rồi. Dù cho tới nay, trước sức ép to lớn từ Smartphone, vẫn có tới 50 triệu chiếc máy chơi game cầm tay 3DS, nhưng con số đó vẫn khó có thể so được với hơn nửa tỷ chiếc Iphone ở ngoài kia đang được sử dụng.

    [​IMG]

    Nhưng dù thế nào đi nữa, chừng nào vẫn còn có những người làm game tận tâm như Satoru Iwata; thì dù với nền tảng nào, những tựa game đích thực, được đặt vào đó niềm tâm huyết trọn vẹn vẫn sẽ có chỗ đứng xứng đáng và vượt trội so với những tựa game thương mại và rẻ tiền.

    Và dù điện thoại di động, Smartphone có phát triển ra sao; những chiếc máy chơi game cầm tay vẫn sẽ có một chỗ đứng xứng đáng trong lòng các game thủ.

    Bởi lẽ niềm khao khát được “cảm” thấy tựa game mình chơi luôn cháy bỏng trong tim mỗi game thủ chân chính, như muốn được “cảm” thấy cái tâm của nhà làm game đã mang tâm huyết của họ đến cho chúng ta vậy.

    Hi vọng qua câu chuyện trên của Satoru Iwata và việc làm game trên Smartphone của ông. Những game thủ của các hệ máy cầm tay, và các nhà làm game Smartphone sẽ có đôi chút suy ngẫm gì đó.

    Bonus:

    Satoru Iwata là CEO đầu tiên của Nintendo mà không thuộc gia đình Yamauchi, trước đó ông là nhà phát triển game thuộc studio HAL của Nintendo, thành lập năm 1982.

    Ông từng làm ra nhiều tựa game lớn thuộc hàng trụ cột cho Nintendo như Kirby, EarthBound.

    Satoru Iwata tại vị trong 13 năm, từ năm 2002 cho tới tận khi ông qua đời vì bệnh ung thư ống mật, vị CEO trước, ông Hiroshi Yamauchi dù làm CEO hãng Nintendo suốt 50 năm nhưng… rất ghét chơi game và mới chơi game có mỗi một lần.

    Vào những ngày cuối đời, ông vẫn trăn trở về việc làm game; đặc biệt là dự án Pokemon GO. Trên giường bệnh ông vẫn trao đổi với Tsunekazu Ishihara, bạn thân/ đồng chủ tịch The Pokemon Company về dự án Pokemon GO như một trong 4 chieensc lược trụ cột trong tương lai. Một nhân viên trong công ty kể lại: “Trẻ con có thể chơi Pokemon GO mà không cần tốn quá nhiều tiền. Đây có lẽ là cái mà ngàu Iwata hướng tới.”
    Nguồn Game4v
     

Chia sẻ trang này